Hiện tại, mái che đang trở nên ngày càng phổ biến trên thị trường đặc biệt là mái xếp lượn sóng. Ưu điểm của loại bạt kéo ngoài trời này là gì? Mái che xếp thường được áp dụng trong các công trình có đặc điểm ra sao? Về mặt giá cả, giá bạt kéo ngoài trời là bao nhiêu?
Điều gì đã làm cho mái bạt xếp trở thành một lựa chọn được ưa chuộng như vậy? Quá trình lắp đặt mái che xếp bao gồm những bước nào? Mọi thắc mắc về quá trình thi công cũng như giá và đặc điểm của dich vụ thi công bạt xếp sẽ được Sắc màu chia sẻ trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tham khảo và theo dõi thông tin ngay dưới đây!
>Xem thêm: bảng hiệu alu chữ nổi
Nội dung
Vì sao mái xếp lượn sóng ngày càng được sử dụng phổ biến?
Mái xếp lượn sóng còn có rất nhiều cách để gọi khác nhau như: bạt kéo ngoài trời, mái bạt xếp, mái che xếp, bạt kéo, mái xếp bạt kéo, bạt xếp lượn sóng,..đây là sản phẩm khá quen thuộc và được sử dụng phổ biến hiện nay. Người dùng tìm và thi công mái bạt xếp nhờ vào những ưu điểm và lợi ích sử dụng của nó như:
- Sự đa dạng về mẫu mã và kích thước
Nhiều tùy chọn về kích thước cho phép người tiêu dùng lựa chọn sao cho phù hợp với diện tích cần che phủ cũng như ngân sách của họ.
Ngoài ra, mái xếp lượn sóng còn mang trong mình đa dạng về màu sắc, giúp bạn dễ dàng tìm ra loại mái xếp bạt kéo phù hợp với thiết kế và sở thích cá nhân của bạn.
- Độ bền cao, khả năng che nắng mưa tốt
Với vật liệu vải cao cấp và khung chắc chắn, bạt kéo che nắng che mưa có tuổi thọ cao hơn đáng kể so với các loại bạt thông thường. Sự kết hợp này giúp mái che bạt kéo đảm bảo sự bền bỉ và khả năng che chắn trước thay đổi thời tiết.
- Khả năng che phủ rộng lớn
Khả năng che phủ diện tích rộng từ 10 – 100 m2 và vẫn có thể linh hoạt di chuyển là một điểm mạnh của mái bạt kéo. Điều này tạo thuận lợi cho việc sử dụng ở những nơi như quán ăn ngoài trời, quán cà phê nhỏ, hoặc khu vực đậu xe cần thay đổi vị trí thường xuyên.
- Tính linh hoạt trong việc cuốn vào mở ra
Với khả năng điều chỉnh linh hoạt, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bạt kéo ngoài trời theo ý muốn. Không như những loại mái khác cố định, bạn có thể cuốn gọn hoặc mở ra tùy theo nhu cầu và thời gian sử dụng. Có thể thao tác bằng tay hoặc sử dụng điều khiển từ xa.
- Thiết kế hiện đại
Với kiểu dáng lượn sóng độc đáo, hấp dẫn và hiện đại, loại mái bạt xếp này không chỉ phục vụ việc bảo vệ khỏi mưa và nắng mà còn tạo điểm nhấn thú vị cho không gian của bạn, làm cho nó trở nên tinh tế hơn.
- Chi phí thi công hợp lý, dễ dàng lắp đặt
Việc thi công mái xếp giá rẻ được thực hiện với mức giá khá hợp lý so với các tùy chọn mái che khác. Đồng thời, quá trình thi công, thay thế và lắp đặt cũng được thực hiện một cách tiện lợi.
Báo giá thi công bạt xếp lượn sóng, mái kéo
Nhiều khách hàng chưa biết giá thi công làm bạt kéo ngoài trời, giá mái che bạt xếp hiện nay. Sắc màu là một trong những đơn vị chuyên thi công mái xếp lượn sóng có giá thành hợp lý cam kết đem tới công trình chất lượng tốt và an toàn khi sử dụng. Đội ngũ thi công tay nghề cao sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của bạn. Báo giá mái che xếp dựa vào những yếu tố dưới đây:
Giá thi công mái bạt tại Sắc màu là : 450.000 VNĐ/m2
Lưu ý về giá:
- Đơn giá thi công bạt kéo che nắng CHƯA bao gồm VAT 10%
- Báo giá mái che bạt xếp trên ĐÃ bao gồm chi phí thi công lắp đặt ở TPHCM.
- Bản vẽ khung sắt và vật liệu sẽ được duyệt trước khi thi công
Cấu tạo mái che xếp, bạt kéo tay hiện nay
Trên thị trường phổ biến hai loại mái xếp bạt kéo là loại di dộng động và bạt kéo xếp tại chỗ. Tuy nhiên chúng có cấu tạo chung như sau:
Phần kết cấu khung
- Trụ sắt có kích thước 5×10 và dày 2mm. Để tạo độ vững chắc, trụ sắt được lắp kết hợp với bê tông, và chân trụ được tạo từ bê tông cốt thép.
- Khung sắt hộp có kích thước 50×100 và dày 1,8mm.
- Bảng mã có độ dày 10mm, hình vuông kích thước 2 và được kết nối với ốc vít kích thước 19, tùy chỉnh theo yêu cầu cụ thể.
- Hệ thống điều khiển mái kéo sử dụng sắt và thanh hình U (kích thước 20x40mm), dày 1,2mm.
Phần mái bạt
Đây là phần bao gồm những dải sóng bạt. Mỗi dải sóng cách nhau khoảng 0,5m và chứa thanh sắt có kích thước 2×4, dày 1,4mm được nhúng vào bề mặt bạt để tạo độ cứng và tạo hình dáng sóng.
Phần phủ bạt thường sử dụng bạt simili chống nhiệt, chống tia tử ngoại và tạo không gian mát mẻ. Chất liệu bạt được sản xuất theo công nghệ của Nhật Bản, mang đa dạng về mẫu mã và màu sắc.
Hệ thống kéo mái xếp lượn sóng
Hệ thống kéo là sự kết hợp giữa hệ thống ròng rọc di chuyển trên sợi cáp bọc nhựa dày 6mm, được đặt giữa bộ mái kéo. Sợi cáp được cố định sẵn trên khung kết cấu. Đàm ngang và các trụ sắt hộp có kích thước 50x100mm và dày 1,8mm cùng với hệ thống tăng đơ cáp tạo nên phần hỗ trợ.
- Bánh xe di động theo công nghệ Ý, được thiết kế để trượt trên thanh hình U sử dụng bạc đạn vòng bi trợ lực.
- Dây thừng nhỏ được lựa chọn với tính bền và độ chắc.
- Thanh hình U dùng để trượt có độ dày 2mm.
- Hệ thống ròng rọc trợ lực thực hiện nhiệm vụ kéo.
Trong quá trình lắp đặt, mái xếp lượn sóng có khả năng linh hoạt để điều chỉnh tương ứng với nhu cầu che chắn nắng và mưa. Mái che xếp được trang bị hệ thống bánh xe hiện đại, cho phép thao tác dễ dàng thông qua việc kéo dây lên và xuống. Hơn nữa, việc sử dụng mô tơ cũng có thể được áp dụng để tự động điều khiển mái che theo yêu cầu cụ thể từ phía khách hàng.
Quy trình làm bạt mái xếp che nắng mưa đúng chuẩn chất lượng
Dưới đây là quy trình thực hiện làm bạt kéo che nắng mưa do đội Sắc màu thực hiện, mọi bước đều được thực hiện chính xác và cẩn thận. Đảm bảo công trình của bạn được hoàn thiện như yêu cầu mong muốn. Các bước thực hiện làm bạt kéo bạn có thể tham khảo như sau:
1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu thi công
- Nguyên liệu và vật liệu: Bạt mái hiên xếp được may và ép theo kích thước chính xác, khung trục được mạ kẽm theo đo đạc; các vật liệu phụ như ròng rọc, que hàn, ống uốn sắt,…
- Nhân sự: Đội ngũ bao gồm những thợ cơ khí chuyên nghiệp cùng với các chuyên gia trong các lĩnh vực hỗ trợ.
- Trang thiết bị và công cụ: Bộ máy móc và thiết bị sử dụng bao gồm máy khoan, máy hàn, máy mài, máy cắt, nguồn điện, vật liệu chống gỉ, băng keo, giàn dáo, …
2. Công tác thi công bạt kéo
- Bước 1: Tiến hành đo đạc và khảo sát thực tế diện tích cần thực hiện việc lắp đặt mái xếp lượn sóng
- Bước 2: Xây dựng phương án thiết kế phù hợp với không gian và tạo điểm nhấn thẩm mỹ.
- Bước 3: Thực hiện gia công và lắp đặt khung kết cấu bằng thép, hình thành cơ cấu mái che xếp.
Trong bước này, quan trọng là đảm bảo rằng khung mái được xây dựng với độ vững chắc. U sắt và kèo ngang của mái che kéo cần được tạo thành hình vuông hoặc hình chữ nhật. Các u sắt cần được bố trí song song và sai số tối đa không vượt quá 0,5cm.
Trước khi bắt đầu xây dựng khung, thợ thi công cần ước tính và tính toán kèo dọc để có thể tạo nơi cố định cho các bộ phận U sắt. Khoảng cách trung bình giữa các kèo dọc thường không vượt quá 4,5m để đảm bảo tính ổn định và khả năng điều chỉnh linh hoạt của bạt xếp mái hiên.
- Bước 4: Xây dựng khung và lắp kèo cho mái hiên xếp
- Bước 5: Thực hiện việc gắn bạt và cài đặt hệ thống điều khiển dọc theo kèo.
Quá trình lắp đặt mái xếp bạt kéo bao gồm việc lắp bạt bằng cách đưa bạt qua các thanh xương sắt, sau đó sử dụng bi để treo bạt vào khoảng cách giữa hai thanh u sắt. Sau khi hoàn thành việc gắn bạt, chỉ cần cố định đầu dây và quá trình thi công của mái bạt xếp sẽ được hoàn tất.
Liên hệ
Hotline/zalo: 0935 090 469 – 09 44 33 22 31
Liên hệ Zalo
Email : banghieudep.247@gmail.com
MST : 0313978809